Vấn đề bản quyền đối với tác phẩm được tạo ra bởi AI tại Mỹ
(Tổ Quốc) – Các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ không được cấp bản quyền.
Theo hãng Reuters, thế giới đang tiếp cận những biên giới mới về bản quyền trong bối cảnh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Điều này đặt ra “những câu hỏi đầy thách thức” đối với luật bản quyền.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Reuters
Bản tóm tắt bản quyền của Văn phòng Bản quyền Mỹ năm 2023 nêu rõ: “Văn phòng sẽ từ chối đăng ký khiếu nại nếu xác định rằng con người không tạo ra tác phẩm”.
Vì vậy, hiện tại các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra hoàn toàn bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ không được cấp bản quyền.
Ông Stephen Thaler, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty công nghệ Imagination Engines Incorporated có trụ sở tại Missouri là người tiên phong trong việc tạo ra các cỗ máy trí tuệ nhân tạo, bao gồm “Creativity Machine”(Cỗ máy sáng tạo) và DABUS (Thiết bị khởi động tự động của cảm giác thống nhất).
DABUS là một trong những hệ thống AI tiên tiến nhất thế giới vì cỗ máy không chỉ biên soạn và phân tích thông tin hiện có để tạo ra các kết hợp tối ưu mà còn hình thành và kiểm tra chuỗi hậu quả của từng kết quả tiềm năng. Nói một cách đơn giản, DABUS đối với AI truyền thống giống như 3D đối với 2D.
Ông Thaler đã thu hút sự chú ý của ngành sở hữu trí tuệ từ những sáng chế nổi bật của ông. Đáng chú ý, vào năm 2014, cỗ máy DABUS do ông sáng chế đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật gốc dựa trên công nghệ máy học sau khi xem hàng nghìn bức ảnh.
Trong một dự án cụ thể, DABUS đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật với bức tranh “Lối vào thiên đường gần đây” – một tác phẩm nghệ thuật thị giác được tạo ra bởi hệ thống AI do ông phát triển, không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người.
Vào tháng 11/2018, ông Thaler đã nộp đơn xin bản quyền cho tác phẩm với mong muốn đăng ký bức tranh này như một sản phẩm có bản quyền, thuộc về chủ sở hữu cỗ máy AI nói trên.
Trong hai năm 2019 và 2020, Văn phòng Bản quyền Mỹ (USCO) đều từ chối cấp bản quyền với bức tranh “Lối vào thiên đường gần đây” và giải thích “thiếu quyền tác giả của con người cần thiết để hỗ trợ cho yêu cầu bản quyền”.
Các nhà chức trách Mỹ cho biết luật bản quyền hiện hành chỉ áp dụng biện pháp bảo vệ “thành quả của lao động trí óc”, “được hình thành từ khả năng sáng của trí óc con người”. Do đó, chỉ có tác phẩm “do con người tạo ra” mới có thể đăng ký bản quyền.
Cơ quan này cũng nhấn mạnh ông Thaler không thể chứng minh bức tranh “Lối vào thiên đàng” là kết quả do con người tạo ra, cũng như không đưa ra được lý do thuyết phục để thay đổi các quy tắc về bản quyền đã có từ hơn 1 thế kỷ trước.
Phán quyết Tòa án Washington D.C của Mỹ năm 2023 cũng nêu rõ Tòa án các cấp, bao gồm cả Tòa án tối cao, “đã thống nhất chỉ giới hạn bảo vệ bản quyền đối với các tác phẩm của tác giả con người”.
Do đó, các tòa án cấp dưới “liên tục từ chối các nỗ lực mở rộng bảo hộ bản quyền đối với các tác phẩm không được tạo ra bởi con người”.
Ngoài Mỹ, ông Thaler cũng nhiều lần cố gắng đăng ký bản quyền hình ảnh tại các quốc gia khác, bao gồm Anh, Nam Phi, Australia và Saudi Arabia nhưng hầu hết đều bị từ chối cấp bản quyền.
Phán quyết của Tòa án Washington D.C của Mỹ được xem là cơ sở căn cứ cho các vụ kiện khác, nêu rõ việc từ chối cấp bản quyền với các tác phẩm được tạo ra bằng AI./.
-
Trực tiếp: Bắn pháo hoa chào mừng Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
TPHCM tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng đại lễ 30-4
-
Lãnh đạo TPHCM thăm hỏi, tri ân cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975
-
Đã có 85 công trình, dự án đăng ký khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
-
TPHCM khẩn trương thực hiện đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị dịp lễ 30-4
-
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh
-
Vun đắp tình hữu nghị truyền thống của Thanh niên hai nước Việt – Trung
-
Tiệc chiêu đãi chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình