Dừng tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm tại tỉnh Ninh Thuận
(Tổ Quốc) – Bộ VHTTDL đã thống nhất và quyết định dừng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 tại tỉnh Ninh Thuận, dự kiến sẽ tổ chức vào quý 1/2025.
Chiều 16/12, UBND tỉnh Ninh Thuận thông tin, cho biết Bộ VHTTDL đã thống nhất và quyết định dừng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024.
5 ngày trước, UBND tỉnh này đã có văn bản gửi Bộ VHTTDL đề nghị điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội, nêu rằng do gặp một số khó khăn trong công tác chuẩn bị tổ chức, thời gian từ nay đến ngày khai mạc Ngày hội không còn nhiều, nếu tổ chức sự kiện sẽ không đảm bảo về tiến độ, chất lượng, sự chu đáo, trang trọng cũng như sự thành công của sự kiện.
Cụ thể, công tác chuẩn bị tổ chức chưa được chu đáo, đã để xảy ra một số sai sót trong việc triển khai thủ tục đấu thầu gói thầu cung cấp dịch vụ lắp đặt trang thiết bị, hệ thống âm thanh, ánh sáng và thực hiện chương trình nghệ thuật khai mạc, bế mạc. Bên cạnh đó, công tác vận động xã hội hóa kinh phí tổ chức sự kiện cũng gặp nhiều khó khăn. Các tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội cũng khó huy động đội ngũ tham gia biểu diễn cho sự kiện.
Do đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề nghị Bộ VHTTDL xem xét, chấp thuận điều chỉnh thời gian tổ chức Ngày hội vào quý 1/2025 (dự kiến kết hợp với Tết Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận).
Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui hội Katê, tháng 10/2024.
Theo kế hoạch ban đầu, Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 20-22/12 tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ngày hội mang chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước”, do Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Đây được coi là đợt sinh hoạt chính trị để bà con dân tộc Chăm giới thiệu những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình, dự kiến gần 500 nghệ nhân, nghệ sĩ, vận động viên là đồng bào Chăm từ 9 tỉnh, thành phố tham gia, đại diện cho hơn 179.000 đồng bào dân tộc Chăm trong cả nước./.
-
Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 24/02/2025
-
Cây rỏi mật hơn 500 tuổi ở Quảng Nam được công nhận “Cây di sản Việt Nam”
-
Trưng bày các phẩm tranh đa dạng của 28 họa sỹ quốc tế trong tuần lễ Triển lãm và Workshop nghệ thuật quốc tế
-
Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 21/02/2025
-
Trao Giải thưởng sân khấu Việt Nam năm 2024
-
Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 20/02/2025
-
Liên đoàn Xiếc Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá văn hóa Việt ra thế giới
-
Nghề làm bún Vân Cù đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia